Hậu du học - Cơ hội nào cho sinh viên (P1)

( Du học VietSing – Du học Singapore, du học Thụy Sỹ…)Du học là là khó khăn, là thử thách. Du học là cảm giác mông lung không biết mình sẽ làm gì và được gì sau khoảng thời gian rèn luyện và học tập đầy cam go nơi xứ người. Bất cứ ai khi ra đi, cũng đều mang trong mình một băn khoăn mơ hồ rằng mình sẽ học gì và làm gì sau khi tốt nghiệp, cơ hội của mình ở đâu? Hãy cùng VSE khám phá những tiềm năng phát triển của những du học sinh trong một số ngành nổi bật sau.


Ngành Logistics


(Du học Singapore) Logistics là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đầy tiềm năng trong nền kinh tế Việt Nam với rất nhiều lĩnh vực phát triển: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải qua, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 1000 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành Logistics với khoảng 1 triệu lao động. Đa số lao động trong các ngành này được tuyển từ nhiều ngành nghề khác nhau. Điều đó có thể cho thấy, nhu cầu năng lực của ngành này đang cực kỳ lớn. Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay, hoạt động của ngành Logistics chủ yếu do các công ty nước ngoài nắm giữ, các tập đoàn kinh tế hàng đầu về Logistic đã có mặt tại Việt Nam.


nganh logistics3


Ngành Logistic 


Với sự thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực logistics cũng như sự hiểu biết của doanh nghiệp về vai trò của logistics ngày càng cao nên những người được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là nhân tố ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, thu nhập của ngành này khá cao. Một nhân viên làm trong lĩnh vực này tiết lộ, lao động làm ở vị trí nhân viên lương từ 300 USD trở lên, làm ở cấp điều hành lương 1000 USD trở lên và cấp quản trị từ 3000 USD.


Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Logistics có thể làm việc tại các doanh nghiệp làm dịch vụ Logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung… Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khách hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kết toán


2. Ngành quản trị khách sạn du lịch


(Du học Singapore) Được mệnh danh là một trong những ngành dễ kiếm việc nhất với cơ hội việc làm toàn cầu, mức thu nhập của ngành quản trị du lịch khách sạn cực kỳ hấp dẫn. Tại Úc, sinh viên ngành Quản trị du lịch khách sạn vừa ra trường đạt mức thu nhập trung bình khoảng 50.000 đô Úc/năm., tại Thụy Sỹ là 2000 – 2500 CHF/tháng… Tại Việt Nam, cấp quản lý trong ngành quản trị khách sạn trung bình có mức thu nhập từ 10 – 20 triệu VNĐ/tháng. Như vậy, có thể thấy sức hấp dẫn ngày càng tăng của ngành này trong và ngoài nước.


Trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo theo sự sụt giảm mạnh mẽ của các ngày kinh tế: tài chính, ngân hàng, bất động sản… thì ngành du lịch vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, nhu cầu nhân lực có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản đang thiếu trầm trọng. Riêng ở Việt Nam, mỗi năm sinh viên ngành này tốt nghiệp chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nhân lực. Hiện nay có rất nhiều tập đoàn đầu tư và quản lý quốc tế quan tâm đến thị trường khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng 5 sao ở Việt Nam: Accor, Hilton, tập đoàn Starwood hay InterContinemtal Hotels Group.


d74db097d4045b29732bb45d01dc2b8d1


Sinh viên ngành quản trị khách sạn du lịch tại Thụy Sỹ


Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị khách sạn du lịch, sinh viên có thể đảm nhận công việc trong các bộ phận của một khách sạn – nhà hàng từ 3 – 5 sao: tiền sảnh – lễ tân, bộ phận Phòng, Ẩm thực, Bếp, Hội nghị yến tiệc, Nhân sự, Tài chính – kế toán, Kinh doanh – tiếp thị; Công tác tại các vị trí quản lý dịch vụ khách sạn như: Bộ phận tiền sảnh, Quản lý bộ phận nhà hàng và quản lý bộ phận phòng trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế; Trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước; Công tác tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với các vị trí quản lý, hành chính, nhân lực, tài chính, Marketing…


3. Ngành quản trị kinh doanh


(Du học Singapore) Ngành quản trị kinh doanh đào tạo những nhà quản lý nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, các kiến thức về chức năng, quá trình kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp, có kỹ năng cơ bản để vận dụng trong kinh doanh nói chung và thực hành tốt trong một số công việc chuyên môn. Với đặc thù và những yêu cầu khắt khe như vậy, sinh viên ngành QTKD luôn được các doanh nghiệp “săn đón”. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam luôn khó khăn trong việc tìm kiếm những nhà quản lý có chuyên môn và kinh nghiệm bởi chất lượng đào tạo trong nước còn nhiều bất cập. Sinh viên tốt nghiệp tại các trường Đại học Việt Nam phần lớn thiếu kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ còn yếu kém.


Ở Mỹ, năm 2013 thu nhập bình quân của các CEO doanh nghiệp tại các công ty trong S&P 500 lên tới 14,1 triệu USD, gấp 273 lần thu nhập bình quân của công nhân Mỹ. Ở Việt Nam, thông thường mức lương của nhân sự hoạt động trong lĩnh vực quản trị kinh doanh thường có 2 phần lương: lương cứng và lương mềm. Bắt đầu từ vị trí nhân viên kinh doanh, tổng thu nhập của sinh viên mới ra trường thường bắt đầu với khoảng 4 triệu VNĐ lương cứng và lương mềm tùy thuộc vào khả năng và sự nhanh nhẹn của bạn. Tìm kiếm được khách hàng, ký được những hợp đồng lớn… có thể mang lại cho bạn những khoản thu nhập tới hàng chục triệu đồng.


Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành quản trị kinh doanh có thể làm việc tại các phòng kinh doanh, phòng nhân sự, phòng kiểm tra chất lượng, phòng tài chính, phòng Marketing, các phân xưởng của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế với tư cách là quản trị viên cấp cơ sở hay trung gian. Ngoài ra, sinh viên quản trị kinh doanh còn có khả năng tham gia thiết lập và thẩm định các dự án đầu tư, sinh viên có khả năng khởi nghiệp, thành lập và điều hành doanh nghiệp cá nhân.


4. Ngành tin học và công nghệ thông tin.


Được coi là “hạ tầng của mọi hạ tầng”, tin học và công nghệ thông tin là một trong những đề án phát triển của chính phủ trong thời gian từ nay đến năm 2020. Theo dự toán riêng của UBND thành phố Hà Nội, để có thể thực hiện các mục tiêu trong dự thảo quy hoạch phát triển Công nghệ thông tin đến năm 2020 và định hướng 2030, chỉ riêng Hà Nội đã cần tới 700.000 nhân lực công nghệ thông tin. Xuất phát từ nhu cầu hội nhập và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong sản xuất, thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiêu, các doanh nghiệp đòi hỏi cần có một đội ngũ nhân lực đông đảo chuyên nghiệp để quản trị hệ thống, website, lập trình…


Hiện nay, công nghệ thông tin vẫn là một trong những ngành có mức thu nhập cao nhất ở Mỹ và trên thế giới. Tại Việt Nam, mức thu nhập các ngành trong lĩnh vực Công nghệ thông tin cũng cực kỳ hấp dẫn. Mức lương trung bình của các kỹ sư phần mềm khoảng 800 – 1.200 USD, với vị trí giám sát là 3000 – 4000 USD/tháng. Các kỹ sư kiểm tra chất lượng dao động từ 400 – 700 USD/tháng, với những kỹ sư kiểm tra chất lượng có tay nghề, mức lương có thể lên tới 1000 USD/tháng, với kỹ sư hệ thống, mức thu nhập trung bình đạt khoảng 500 – 1000 USD/tháng, với ngành quản trị mạng, mức lương bình quân là 400 – 700 USD, thậm chí có thể đạt tới 1.000 – 1.200 USD/tháng với những người có trình độ chuyên môn cao và mức lương trung bình với lập trình viên mới ra trường từ 300 – 500 USD/tháng.


dich thuat cntt


Ngành Công nghệ thông tin


Sinh viên tốt nghiệp ngành tin học hay Công nghệ thông tin có cơ hội làm việc trong ngành Công nghệ thông tin ở các vị trí như nhà tư vấn, kỹ sư phần mềm, kỹ sư phần cứng, nhà phân tích hệ thống, kỹ sư hệ thống, quản trị dự án,  nhân viên hỗ trợ kỹ thuật, nhà thiết kế và xây dựng các trang Web, nhân viên lập trình, quản trị mạng hay nhân viên Marketing bán hàng.


5. Ngành Marketing


Nhiều người vẫn lầm tưởng Marketing là bán hàng nhưng thực chất bán hàng chỉ là một phần nhỏ của Marketing. Người làm Marketing không chỉ đơn thuần là người rao bán, mặc cả sản phẩm mà là những người có chiến lược làm việc, có đầu óc kinh doanh hiệu quả. Bằng chất xám của mình, bằng kiến thức, kinh nghiệm và sự phán đoán của mình, Marketer sẽ đưa ra những kế hoạch phát triển doanh nghiệp lâu dài trong 1 năm, 2 năm, thậm chí là 10 năm, 20 năm tới. Vì vậy, người làm Marketing nói riêng và bộ phận Marketing nói chung luôn đóng vai trò tiên phong đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy, cơ hội thăng tiến trong ngành này cực kỳ cao.


Marketing nằm trong top 10 những công việc có mức lương tốt nhất thế kỷ XXI với mức thu nhập trung bình đạt khoảng 112.800 USD/ năm. Tại Việt Nam, mức độ chênh lệch về trả lương bình quân của khối các Công ty nước ngoài với các tư nhân Việt Nam là 14%, tuy nhiên trong những năm tới, với đà phát triển của ngành Marketing tại Việt Nam, thu nhập của ngành này hứa hẹn sẽ nhanh chóng đuổi kịp các công ty nước ngoài. Mức lương trung bình của một cử nhân Marketing mới ra trường đạt trung bình từ 4 – 5 triệu/tháng, sau một năm kinh nghiệm mức lương có thể đạt từ 7 – 8 triệu/tháng. Tuy nhiên, tùy vào sự năng động cũng như năng lực của những người làm trong lĩnh vực này, mức thu nhập có thể lên tới vài chục triệu/tháng.


Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kinh doanh, phòng Marketing ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, hoặc làm tại các công ty dịch vụ Marketing như Công ty quảng cáo, công ty tổ chức sự kiện, công ty tư vấn thiết kế và quảng bá thương hiệu. Ngoài ra sinh viên còn có thể thành lập và điều hành các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Hậu du học – Cơ hội nào cho sinh viên (P2)



Hậu du học - Cơ hội nào cho sinh viên (P1)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét