Du học Đức: Thư viện và những nguyên tắc cần lưu ý

0 nhận xét

Thư viện là nơi phù hợp để sinh viên có thể đọc sách, học tập, nghiên cứu. Ở Đức thư viện là một phần rất quan trọng với sinh viên các trường Đại học Đức. Nếu bạn đang có ý định du học Đức, hãy biết tận dụng nguồn tài nguyên quý giá này. Nó không chỉ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí giáo trình, tài liệu tham khảo mà còn cung cấp cho bạn môi trường để học tập hiệu quả nhất.


Thư viện ở Đức thực sự rất quan trọng với sinh viên trong việc học tập và nghiện cứu. Ở đó, bạn có thể tìm thấy rất nhiều các cuốn giáo trình, sách nghiên cứu, tham khảo… cần thiết cho các môn học của bạn. Nhân viên thư viện sẽ cung cấp cho bạn những thủ tục quan trọng nhất và giải đáp các thắc mặc của bạn chẳng hạn như những hệ thống nào được sử dụng để phận loại sách, làm thế nào để bạn tìm kiếm sách trong thư viện trên máy tính, tại sao một số sách sử có thể sử dụng tại thư viện? thời hạn và lệ phí mượn sách… Tùy từng trường, từng thư viện khác nhau thường có những quy định khách nhau.


Các trường Đại học thường có nhiều có rất nhiều kênh thông tin để sinh viên có thể tìm kiếm những cuốn sách họ cần nhưng thường các thư viện đều có thu phí. Thư viện là nơi bạn có thể tìm hiểu tất cả mọi thứ về môn học của bạn. Nếu bạn không thể tự tìm được, nhân viên thư viện rất sẵn sàng hỗ trợ bạn. Họ sẽ giúp đỡ bạn bất cứ nơi nào bạn cần, nếu bạn có vấn đề về việc sử dụng chức năng tìm kiếm trên máy tình, bạn có thể nhờ nhân viên làm cách nào để sử dụng nó. Nếu bạn không thể tìm được cuốn sách nào, nhân viên có thể đi cùng bạn tới giá sách và tìm kiếm giúp bạn. Trong trường hợp, bạn có vấn đề gì, tốt nhất bạn nên nhờ đến sự giúp đỡ của nhân viên thay vì các sinh viên khác đang trong thư viện vì họ không thích bị làm phiền.


Những quy định bạn nên biết


Thư viện là nơi yên tĩnh để mọi người đọc sách, nghiên cứu và làm việc. Do vậy, tuyệt đối bạn không được phép nói chuyện ồn ào hay sử dụng điện thoại trong thư viện. Trong thư viện, bạn thường thấy một ký hiệu điện thoại gạch chéo và ký hiệu ngón tay trên môi. Đó là dấu hiệu nhắc nhở người dùng giảm tiếng ồn. Ở khu đọc sách, việc gõ máy tính phát ra âm thành cũng có thể làm phiền người khác. Trong nhiều thư viện, bạn không được phép mang theo ba lô hay túi xách vào, bạn phải để trong các ngăn tủ cá nhân được đặt gần lối vào chính. Bạn có thể mang theo một chai nước và một chút đồ ăn nhẹ khi tới thư viện nhưng nếu bạn nếu bạn muốn ăn một bữa ăn thịnh soạn, thư viện không phải là nơi để bạn dã ngoại. Một số thư viện có quán café trong khuôn viện, bạn có thể nghỉ ngơi và sạc pin cho điện thoại hay máy tính của bạn.


Thư viện – Địa điểm học hành lý tưởng cho bạn


Nếu bạn không thể tập trung học ở nhà, bạn nên đến thư viện. Ở đó bạn sẽ tìm thấy không gian phù hợp với mục đích của bạn. Khoảng thời gian thi cuối kỳ, tốt nhất bạn nên đến sớm để có chỗ phù hợp trong thư viện vì thư viện những ngày này thường rất đông.


Nhiều thư viện có phòng học nhóm để sinh viên có thể thảo luận, học cùng nhau. Bạn cùng các bạn ở lớp có thể thành lập nhóm, cùng học với nhau tại các phòng này. Với các phòng này, bạn có thể sử dụng nhiều sách tham khảo đồng thời trao đổi, lấp hỗ khổng kiến thức của mình.


Thư viện còn cung cấp các dịch vụ cho những người có nhu cầu đặc biệt như người khiếm thị, người khuyết tật. Thư viện tiểu bang Hamburg có sáu máy tính có bàn phím đặc biệt và các phần mềm đặc biệt cho người khiếm thị và người khuyết tật sử dụng. Ở Dresden SLUB có một phòng được trang trí sặc sỡ với rất nhiều đồ chơi cho trẻ em để giúp các bậc phụ huynh có thể gửi con em khi học phải đi làm.


Có thể thấy thư viện là một phần rất quan trọng với sinh viên Đức, nếu bạn đang du học Đức hay có ý định du học Đức, bạn nên tận dụng và tập thói quen sử dụng thư viện có hiệu quả. Những hãy chú ý, bạn cần tuân thủ tuyệt đối những nguyên tắc, những quy định khi sử dụng thư viện để tránh ánh nhìn thiếu thiện cảm của những người xung quanh đồng thời thu lại những hiệu quả tích cực cho bản thân mình.


Tài liệu tham khảo


https://www.study-in.de/en/study/important-facts/tips-help/–23599#



Du học Đức: Thư viện và những nguyên tắc cần lưu ý

Homestay – Sự lựa chọn phù hợp cho du học sinh

0 nhận xét

Khi đi du học, vấn đề nhà ở luôn là vấn đề được quan tâm với mỗi du học sinh. Chọn hình thức nhà ở nào: ký túc xá, thuê nhà riêng, ở với người thân… luôn được cân nhắc đầy thận trọng và khó khăn. Gần đây, trên các diễn đàn du học, nhiều du học sinh đã chia sẻ về kinh nghiệm tìm nhà ở, trong đó homestay đang được ngày càng nhiều bạn lựa chọn bởi tính an toàn và tiết kiệm của hình thức nhà ở này. Vậy homestay là gì, và homestay sẽ mang lại gì cho bạn. Hãy cùng VSE chia sẻ vấn đề này.


Homestay là hình thức ở trọ chung với chủ nhà. Khi gia đình người bản xứ có dư phòng trong nhà, họ có thể đăng ký với các trường để nhận du học sinh đến ở trọ. Khi du học, nếu bạn không đăng ký ở ký túc xá, không tự thuê nhà, không có người thân… thì bạn có thể đăng ký với trường để được sắp xếp ở theo hình thức này. Thông thường khi đăng ký homestay, du học sinh được yêu cầu đến ở trọ trong thời gian tối thiểu là 4 tuần đầu. sau đó, nếu cảm thấy phù hợp bạn có thể xin cư ngụ tiếp, nếu không phù hợp, bạn có thể báo lại với gia đình Homestay trước 2 tuần để chuyển đi nơi khác.


Thông thường hình thức ở này khá tiết kiệm chi phí, bạn có thể chọn cách ăn uống cùng với chủ nhà hoặc nấu nướng riêng. Đây cũng là một hình thức khá an toàn và thuận tiện khi bạn mới đặt chân tới một đất nước hoàn toàn xa lạ. Không chỉ an toàn, bạn còn có cơ hội được rèn luyện khả năng ngoại ngữ của mình, được học hỏi những nền văn hóa mới, được kết bạn và nếu may mắn, bạn sẽ coi như một thành viên của gia đình


Cải thiện khả năng ngoại ngữ


Trước khi du học, bạn có thể rất tự tin về khả năng ngoại ngữ của mình nhưng khi thực sự phải sống trong một môi trường mới, học tập hoàn toàn bằng ngôn ngữ mới, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ thật khó khăn. Cách nói chuyện, cách giao tiếp, cách sử dụng từ của người bản xứ khiến bạn đau đầu, nhưng khi lựa chọn hình thức ở này, bạn sẽ được trò chuyện hàng ngày với họ, làm quen với cách giao tiếp của họ. M.Phương (Du học Singapore) chia sẻ: “Mình thấy quyết định chọn hình thức homestay là quyết định đúng đắn. Lúc mới đầu, còn nhiều bỡ ngỡ, thấy họ nói như gió, mình không thể hiểu nổi. Nhiều khi mình phát âm sai, họ cũng không hiểu mình định nói gì nhưng họ rất cởi mở và luôn sẵn sàng sửa cách phát âm, cách sử dụng từ cho mình. Giờ thì mình có thể tự tin, cởi mở hơn nhiều.”


Học hỏi và trải nghiệm


Khi du học, mọi thứ với bạn hoàn toàn xa lạ, không chỉ ngôn ngữ, vấn đề ăn uống mà văn hóa giao tiếp nhiều khi cũng là một rào cản khiến bạn không tự tin trong mối quan hệ với những người xung quanh. Vì vậy, khi ở cùng người bản xứ, bạn sẽ có cơ hội học hỏi, hiểu biết hơn về phong tục văn hóa, nét giao tiếp và cả những vấn đề kiêng kỵ ở đây. Không chỉ thế, bạn còn được thưởng thức, được vào bếp thực hành những món ăn đặc trưng của những nước đó. Thu Hòa (Du học Singapore) chia sẻ: “Cuối tuần mình thường cùng gia đình người bản xứ quây quần, nấu những món ăn truyền thống của người Singapore, họ chỉ có 1 người con trai nhưng đi làm xa nên mình được đối xử rất tốt, coi như người trong gia đình”.


Không chỉ là học hỏi và trải nghiệm, nếu may mắn chọn được những gia đình thân thiện, ấm cúng. Lúc mới sang, bạn sẽ không tránh khỏi nỗi lo lắng, nỗi nhớ gia đình người thân nhưng chính sự gần gũi, thân thiện, sẵn sàng chia sẻ khó khăn của người bản xứ sẽ giúp bạn nguôi ngoai và nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới.


Kinh nghiệm nào cho bạn?


Khi chọn hình thức homestay bạn có thể yên tâm vì nhà trường, những người giới thiệu dịch vụ homestay thường đã kiểm tra, xem xét rất kỹ về cuộc sống của những người bản xứ rồi mới giới thiệu cho du học sinh. Mặc dù đa số những người được giới thiệu thường rất thân thiện cởi mở song khi sống cùng bạn cũng cùng lưu ý từ những vấn đề nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Bạn nên nhớ hãy luôn luôn xin phép trước khi muốn sử dụng món đồ nào đó, hãy chú ý  giữ gìn vệ sinh chung sạch sẽ, nếu có thể hãy giúp họ làm một vài công việc đơn giản như lau dọn nhà cửa, đổ rác, nấu ăn… Luôn lễ phép và thân thiện với mọi người trong gia đình. Bởi không chỉ ở Việt Nam mà ở bất cứ đâu, nếu bạn có ý thức, biết cách cư xử và tôn trọng với những người xung quanh bạn sẽ nhận lại được sự yêu mến và chân thành của mọi người.


 



Homestay – Sự lựa chọn phù hợp cho du học sinh

Du học Singapore – Cơ hội học bổng hấp dẫn với Học viện Kế toán SAA năm 2014

0 nhận xét

Thành lập từ năm 1985, trực thuộc viện kế toán chính quy Singapore, Học viện Kế toán SAA là cơ sở kế toán hàng đầu, thu hút và phát triển nhiều tài năng trong và ngoài Singapore. Năm 2014, Học viện SAA tự hào là tổ chức giáo dục tư thục đầu tiên và duy nhất nhận được giải thường Thương hiệu Châu Á – Thái Bình Dương, được sáng lập bởi tạp chí kinh doanh châu Á và được hỗ trợ bởi Hiệp hội thương mại và Công nghiệp Singapore.


Trong kỳ tuyển sinh quý 2 năm học 2014, SAA có chương trình học bổng cho các tân sinh viên của trường. Cụ thể


  • Tặng vé máy bay 1 chiều đến Singapore khi đăng ký thánh công visa sinh viên. Quà tặng này chỉ áp dụng cho các sự kiện đặc biệt như hội thảo, fair, seminar.

  • Hoàn trả 100% học phí và 1 vị trí công việc cho các sinh viên Đại học Plymouth đứng đầu khoa (First Class Honour) bắt đầu từ khóa khai giảng tháng 5/2014

  • Học bổng S$ 2000 cho các khóa học cao đẳng nâng cao (Levek 2 hoặc Level 1 + Level 2)

  • Ngoài ra, SAA sẽ tặng 1 suất học bổng 100% cho khóa Cao đẳng kinh tế của Đại học UOL (Khai giảng tháng 5/2014)

Thời gian khai giảng quý 2 năm 2014, Học viện Kế toán SAA:


  • Chứng chỉ CAT (Khai giảng tháng 3/2014)

  • Chứng chỉ ACCA (Khai giảng tháng 3/2014)

  • Tiếng Anh CEP ( Khai giảng tháng 4/2014)

  • Cao đẳng nâng cao SAA Advanced Diploma (Khai giảng tháng 4/2014)

  • Cử nhân Đại học Plymouth UK – Đối tác của SAA ( Khai giảng tháng 5/2014)

  • Cao đẳng kinh tế của Đại học UOL – Đối tác của SAA (Khai giảng tháng 5/2014)

Tổng quan về Học viện Kế toán SAA


  • Học viện Kế toán SAA là học viện hàng đầu về đào tạo kế toán tại Singapore với chất lượng giáo dục cao và bằng cấp được Quốc tế công nhận.

  • Đội ngũ giảng viên chất lượng cao, phương pháp giảng dạy sáng tạo, phần đông trong số đó đã và đang đào tạo rất nhiều học sinh đạt được những giải thưởng cao quý như “Học viên ACCA xuất sắc nhất với điểm thi qua môn cao nhất”

  • Tại SAA, sinh viên được coi là trung tâm và được cung cấp những khoảng không phong phú để khám phá niềm vui học tập. Lớp học được trang bị theo quy cách hiện đại và cơ sở hạ tầng hoàn hảo tại ngay khu trung tâm thành phố với nhiều tiện nghi xung quanh. Mục tiêu mà SAA hướng tới là truyền cảm hứng cho sinh viên để họ có cơ hội khám phá tối đa tiềm năng bản thân. Khuôn viên thư viện và những lớp học rộng rãi cùng với trang thiết bị hiện đại và khu sảnh ấm cúng, đầy thư giãn giành cho sinh viên.

  • Singapore là môi trường thuận lợi với nền giáo dục tiên tiến tạo điều kiện cho sinh viên học tập đạt kết quả cao

Chương trình đào tạo và học phí













Chứng chỉ ACCA



Học phí (S$/khóa)



Khóa học cơ bản – Kiến thức (F1 – F3)



720



Khóa học cơ bản – Kỹ năng ( F4 – F9)



955



Khóa học chuyên nghiệp – Bắt buộc (P1 – P3)



1.135



Khóa học chuyên nghiệp – tự chọn (P4 – P7)



1,040


 













Chứng chỉ (FIA) – Khóa học nền tảng chuẩn bị cho khóa học ACCA



Học phí


(S$/ khóa)



Trình độ sơ cấp (FA1 & MA1)



420



Trình độ trung cấp (FA2 & MA2)



520



Chứng chỉ – FAB, FFA & FMA



580



Trình độ cao cấp – FTX & FFM



560


 









Chương trình cao đẳng SAA



Học phí


(S$/khóa)



Level 1 & 2



18,080



Level 2



10,080


 






Chứng chỉ tiếng Anh (CEP)



Học phí


(S$/level)




2,450


 









Đại học London



Học phí


(S$/khóa)



Chương trình cử nhân



16,050



Chương trình cao đẳng kinh tế



7,500


 









Đại học Plymouth



Học phí


(S$/ khóa)



Chương trình cử nhân tài chính kế toán



18,000



Chương trình cử nhân quản trị kinh doanh



18,000


 









Phí khác



S$



Phí nhập học



535



Bảo hiểm y tế



46


 



Du học Singapore – Cơ hội học bổng hấp dẫn với Học viện Kế toán SAA năm 2014

Du học Thụy Sỹ: Hệ thống đào tạo hướng nghiệp đặc biệt ở Thụy Sỹ

0 nhận xét

Cùng với hệ thống giáo dục chất lượng tuyệt vời ở Thụy Sỹ, hệ thống đào tạo hướng nghiệp ở Thụy Sỹ cũng rất đặc biệt. Thay vì các trường Đại học đào tạo tràn lan như ở Việt Nam, Thụy Sỹ thường chia ra thành các trường Đào tạo nghề và các trường Đại học Tổng hợp. Đây là một điểm thú vị của nền giáo dục của Thụy Sỹ và cũng là một điểm cộng nếu bạn đang muốn du học Thụy Sỹ.


Hệ thống đào tạo hướng nghiệp của Thụy Sỹ giống như của Đức và Áo. Đây là một hệ thống kép, có nghĩa là việc đào tạo cho người học nghề được chia làm 2 mảng: nhà tuyển dụng và trường kỹ thuật. Nhiệm vụ của nhà tuyển dụng là truyền thụ các kỹ năng thực tiễn, trong khi trường học sẽ dạy cho sinh viên phần lý thuyết liên quan đến lĩnh vực mà học đã chọn cùng với các môn học tổng quát.


So với số lượng người học nghề ở các công ty, số sinh viên theo học toàn thời gian ở trường ít hơn rất nhiều với chỉ khoảng 1% sinh viên ghi danh các trường trong lĩnh vực thương mại, y tế, nghệ thuật, thủ công. Số sinh viên này chủ yếu ở các khu vực nói tiếng Pháp của Thụy Sỹ.


Luật liên bang về hướng nghiệp đào tạo áp dụng khoảng 260 nghề khác nhau trong các ngành công nghiệp, mậu dịch, thương mại, các dịch vụ nội địa. Các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp được chi phối bởi một đạo luật khác. Không có đạo luật liên bang nào được áp dụng cho việc đào tạo giáo viên mẫu giáo, công tác xã hội và các ngành nghệ thuật. Với ngành y tế, việc đào tạo được tổ chức bởi hội chữ thập đỏ Thụy Sỹ qua sự ủy nhiệm của các bang.


Những học sinh sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học bắt buộc (16 tuổi trở lên) sẽ tham gia vào các lớp học nghề hoặc các trường Đại học. có khoảng 70% sinh viên Thụy Sỹ chọn các lớp học nghề chương trình 3-4 năm hoặc 2 năm. Trong hệ thống học “kép” này sinh viên không phải trả học phí. Chương trình của các trường kỹ thuật đều miễn phí cho tất cả sinh viên học nghề và được chính quyền các bang xét duyệt. trong thời gian đào tạo nghề, sinh viên chỉ đến trường 1 hoặc 2 buổi mỗi tuần và 40 tuần trong một năm. Chương trình đào tạo, các môn học được quy định cụ thể cho từng ngành nghề bởi văn phòng Liên bang Công nghiệp vào lao động Thụy Sỹ đề ra.


Việc đào tạo thực tiễn ở các công ty cũng được quy định bởi luật lệ riêng của mỗi bang. Mỗi người học việc sẽ được làm việc dưới sự hướng dẫn của một người có kinh nghiệm. Nội dung của chương trình đào tạo thực tiễn chủ yếu là tham gia vào các hoạt động của công ty và được trả lương hàng tháng từ vài trăm đến hơn một ngàn France Thụy Sỹ. Kết thúc chương trình đào tạo, sinh viên sẽ tham dự một kỳ thi. Nếu thi đậu họ sẽ được cấp chứng chỉ của liên bang (CFC), vốn được công nhận trên khắp đất nước. Kỳ thi do chính quyền từng bang tổ chức và tiến hành với sự cộng tác của các nhà tư vấn ở các ngành công nghiệp. Bài thi bao gồm 2 phần lý thuyết và 1 phần thực hành. ở mỗi ngành nghề, kỳ thi này do một đoàn thể chuyên nghiệp tổ chức qua sự ủy nhiệm của các bang hay của liên bang.


Với chương trình đào tạo đặc biệt như vậy, hầu hết các sinh viên Việt Nam du học Thụy Sỹ đều theo học các trường đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành mà họ mong muốn và yêu thích, nổi bật là ngành quản trị khách sạn và du lịch. Với đặc thù đào tạo chuyên sâu của các trường, khi du học Thụy Sỹ, dù bạn chọn trường nào, bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng đào tạo của nền giáo dục này.


 


Tham khảo


Book: Một vòng quanh các nước – Thụy Sỹ



Du học Thụy Sỹ: Hệ thống đào tạo hướng nghiệp đặc biệt ở Thụy Sỹ

Du học Singapore: Du học sinh và những khó khăn khi về nước lập nghiệp

0 nhận xét

(Du học Singapore) Thực trạng du học sinh về nước thất nghiệp hay đang khó khăn trong tìm kiếm việc làm đang ngày càng lớn và trở thành nỗi băn khoăn của không ít du học sinh. Về hay ở lại, nếu về sẽ ra sao, cơ hội nghề nghiệp thế nào là trăn trở của hầu hết du học sinh và khi đã quyết định trở về, du học sinh lại phải đối mặt với muôn vàn khó khăn thử thách trong quá trình lập nghiệp ngay chính quê hương của mình.


 


Vấn đề thu nhập và kỳ vọng về công việc


Thu nhập có thể coi là rào cản đầu tiên của du học sinh khi rải hồ sơ xin việc. Hầu hết các du học sinh đều có tâm lý mình là người có CV đẹp, bảng điểm đẹp, ngoại ngữ tốt, bằng cấp Quốc tế, kinh nghiệm thực tập ở nước ngoài… nên đòi hỏi mức lương quá cao so với mặt bằng chung. Bên cạnh đó, không ít sinh viên vì muốn nhanh chóng bù đắp khoản tiền lớn bỏ ra khi du học mà không nhìn vào tình hình thực tế ở Việt Nam. Nam Anh (Du học Singapore) chia sẻ “Tốt nghiệp Đại học ở Singapore, trở về nước, em đã rải hồ sơ ở rất nhiều công ty với mức lương mong muốn là 15 triệu đồng, nhưng không hiểu sao đến giờ em vẫn chưa nhận được hồi âm của bất cứ công ty nào”. Cùng với Nam Anh, rất nhiều du học sinh gặp phải tình trạng chung. So với mặt bằng chung mức lương của sinh viên sau khi ra trường ở Việt Nam, thường yêu cầu của du học sinh lớn hơn rất nhiều và trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay, hầu hết các ứng viên đó đều bị loại ngay từ vòng sơ tuyển.


Không chỉ là yêu cầu mức lương quá cao, các du học sinh khi rải hồ sơ xin việc đều kỳ vọng quá cao vào vị trí làm việc, rất nhiều người nộp đơn vào các vị trí cấp cao trong khi bản thân chưa hề có kinh nghiệm, chưa nắm bắt được tình hình thực tế ở Việt Nam.


Lời khuyên cho du học sinh trở về nước là hãy biết chấp nhận một vị trí xuất phát điểm thấp hơn và dần đi lên từ vị trí đó bởi với khả năng của mình, bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó. Bạn cũng nên nhớ rằng, mức sống ở Việt Nam hoàn toàn khác so với các nước mà bạn vừa du học, mức chi tiêu cũng không hề đắt đỏ như các nước khác, mức thuế thu nhập cũng thấp hơn rất nhiều. Do đó, hãy chấp nhận một mức lương phù hợp hơn, khi bạn chứng minh được năng lực của mình, bạn không cần yêu cầu, các nhà tuyển dụng sẽ tự săn đón bạn với mức thu nhập hấp dẫn.


Cơ hội phát triển, sáng tạo


Môi trường làm việc chuyên nghiệp và sáng tạo là điều mà bất cứ du học sinh nào cũng mong muốn. Trở về từ một nền giáo dục tiên tiến, tác phong làm việc chuyên nghiệp, các du học sinh hầu hết đều bị sốc vì môi trường làm việc ở Việt Nam. “Đầu tiên là vấn đề giờ giấc, công ty mình bắt đầu làm việc từ 8 giờ nhưng ít nhất cũng phải 8 giờ 15 mọi người mới có mặt đông đủ. Hôm nào sếp đi công tác thì chị em tha hồ cà kê, có khi 9 giờ vẫn chưa đến. Mọi việc làm của mình đều bị xét nét, soi mói”. Nam Anh (Du học Singapore) chia sẻ thêm. Không chỉ vậy, không ít du học sinh khi về Việt Nam lập nghiệp đều phàn nàn họ không có cơ hội để phát triển, thử những cái mới. Quân (Du học Singapore) nói: “Mình đang tính bỏ việc, mọi kế hoạch phát triển của công ty đều bị sếp gạt phăng chỉ vì nó khác với cách làm truyền thống của công ty. Những thứ mình được học đều không thể ứng dụng ở đây”.


Tính ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam


Không phải cứ cầm tấm bằng quốc tế về nước là sinh viên có thể bắt tay vào làm việc. Thực tế ở Việt Nam quá khác xa so với nước bạn đã du học, những kiến thức mà bạn được học cũng chưa chắc có thể ứng dụng vào Việt Nam. M. Linh (Du học SingaporeĐại học James Cook) cho biết: “Tốt nghiệp cử nhân môi trường, mong muốn trở về Việt Nam làm việc, cải thiện phần nào môi trường ở Việt Nam, nhưng những gì mình được học thì rất khó thực hiện, không chỉ bởi sự khác biệt về môi trường mà còn bởi nhiều vấn đề tế nhị khác: các thủ tục hành chính, kinh phí, vấn đề con người…”


Thực tế có rất nhiều du học sinh trở về bị sốc bởi không ngờ mình lại có thể khó hòa nhập đến thế. Họ thiếu hiểu biết về thực tế ở Việt Nam sau một khoảng thời gian học tập ở nước ngoài. Vì thế nếu bạn có ý định quay trở về, hãy chuẩn bị cho mình tâm lý vững vàng, hãy thường xuyên đọc báo, cập nhập tình hình ở Việt Nam để tránh cái nhìn bỡ ngỡ khi quay trở về.


Quay trở về để được gần gũi với gia đình, bạn bè, quay trở về là để đóng góp sức mình vào sự phát triển của đất nước nhưng quay trở về cũng là đối mặt với muôn vàn khó khăn, là hy vọng thành công mong manh. Nhưng dù quay về hay ở lại bạn sẽ có thể được cái này nhưng không hoàn hảo mặt kia. Vì thế dù đi hay ở bạn cũng nên phân tích và chuẩn bị kỹ tâm lý cho mình để không phí hoài những tháng năm miệt mài “tầm sư học đạo” nơi xứ người bạn nhé.



Du học Singapore: Du học sinh và những khó khăn khi về nước lập nghiệp

Du học Thụy Sỹ | Bí quyết để nổi bật khi du học

0 nhận xét

Hầu hết du học sinh Việt Nam khi du học đều than phiền vì những khó khăn trong thời gian đầu khi hòa nhập với môi trường mới, than phiền vì mình mãi chỉ là một cái bóng mờ nhạt, trong khi ở Việt Nam có thể họ luôn là người đứng đầu, luôn là tâm điểm của sự chú ý vì sự giỏi giang của mình. Vậy bí quyết nào để bạn vượt qua những khó khăn, bí quyết nào để bạn thoát khỏi tình trạng “cái bóng mờ nhạt” đó? Vượt qua cú sốc văn hóa, chủ động hội nhập và hòa nhập là những bí quyết để bạn thành công nơi xứ người. (Du học Thụy Sỹ)


Vượt qua cú sốc văn hóa


Cú sốc văn hóa là thử thách đầu tiên với hầu hết các du học sinh. Sốc vì ngôn ngữ giao tiếp hoàn toàn xa lạ, sốc vì cách cư xử của mọi người xung quanh, sốc vì vấn đề ăn uống, nhà ở… và các bạn du học sinh thường mất rất nhiều thời gian vượt qua cú sốc này. Có bạn mất tới 6 tháng, thậm chí hơn 6 tháng để làm quen với mọi thứ xung quanh. 6 tháng là một khoảng thời gian quá dài và không cần thiết. Vì vậy, bí quyết đầu tiên để bạn nổi bật khi du học là học cách vượt qua cú sốc văn hóa thật nhanh. Trước khi cuộc hành trình của mình bắt đầu, hãy chuẩn bị cho mình tâm lý vững vàng, hãy tích lũy cho mình những kinh nghiệm cần thiết từ các anh chị đi trước, hãy luôn suy nghĩ tích cực, luôn tâm niệm mục đích của mình khi du học. Đó là động lực để bạn vượt qua cú sốc đầu tiên này, tốt nhất bạn nên tiết kiệm thời gian cho những dự định có tương lai hơn của mình. Lan Anh (Du học Thụy Sỹ) chia sẻ: “Mình đã mất tới hơn 5 tháng để làm quen với mọi thứ ở đây. 5 tháng đó, mình chỉ thu mình vào vỏ ốc, hết giờ lên lớp trở về phòng ngồi buôn chuyện với bạn bè ở Việt Nam, than vãn với bố mẹ về tình trạng khó khăn của mình. Nhưng nhận thấy không thể lãng phí mãi thời gian như thế này được, mình bắt đầu mở rộng mối quan hệ của mình hơn, giao tiếp thân thiện với mọi người nhiều hơn và mình nhận thấy mọi thứ không khó như mình tưởng”.


Lời cảm ơn, xin lỗi, nụ cười.


Hòa nhập với một nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, trước hết hãy rèn cho mình trở thành một người lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. Hãy tôn trọng thói quen xếp hàng của người bản xứ, tôn trọng thói quen không xả rác bừa bãi, tôn trọng các quy tắc khi tham gia giao thông. Nếu bạn không biết, đừng ngần ngại hỏi, người bản xứ rất sẵn sàng và thân thiện chỉ cho bạn. Cũng đừng tiết kiệm lời cảm ơn và xin lỗi dành cho mọi người. Nếu như ở Việt Nam, những lối giao tiếp ấy có thể xa lạ thì khi du học, nó lại thể hiện rằng bạn là một con người lịch sự và chân thành.


Nụ cười có thể kết nối mọi người với nhau, có thể bạn sẽ gặp rào cản về ngôn ngữ, nhưng nụ cười có thể giúp bạn xóa tan khoảng cách đó. hãy thể hiện mình là một con người thân thiện, hòa đồng, mọi người xung quanh sẽ yêu mến bạn. Đó cũng là những yếu tố đầu tiên giúp bạn mở rộng mối quan hệ, làm nền tảng để phát triển cho tương lai.


Kỹ năng mềm


Sinh viên Việt Nam thường được đánh giá rất cao về mặt kiến thức chuyên môn song những kỹ năng mềm thường rất yếu. Vì vậy, hãy nhanh chóng rèn luyện tích lũy những kỹ năng mềm cần thiết bởi bạn sẽ không thể thành công nếu chỉ dựa vào vốn kiến thức giỏi giang của mình. Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian… sẽ cần thiết cho bạn trong suốt quá trình học và cả trong tương lai.


Chủ động, vượt khỏi ranh giới an toàn


(Du học Thụy Sỹ ) Nhiều sinh viên Việt Nam thường có tâm lý ngại khó, ngại thử những điều mới lạ, họ chỉ sống trong vỏ bọc an toàn của mình: ngày ngày đến lớp, lên thư viện, làm bài tập, trả bài, vượt qua các kỳ thi… Với những hoạt động ấy, bạn hoàn toàn có thể tốt nghiệp với một tấm bằng loại ưu song chưa chắc bạn đã được các nhà tuyển dụng đánh giá cao sau khi bạn tốt nghiệp. Kiến thức chưa đủ, bạn cần có kinh nghiệm thực tiễn, cần biết chủ động, sáng tạo và kiên quyết. Hãy trở thành một người chủ động, đừng ngại bước ra khỏi “vùng an toàn của mình”. Hãy mạnh dạn theo đuổi những đam mê của bản thân ở các câu lạc bộ, các hoạt động tình nguyện, các công việc mang tính thử thách và đầy sáng tạo.


Phương pháp học tập


Cuối cùng, để nổi bật bạn không nên bỏ qua những phương pháp học tập hiệu quả và tiên tiến của sinh viên quốc tế. Hãy chủ động trong việc tìm tài liệu, tự học bởi ở những môi trường này hoàn toàn không có chuyện thày cô sẽ đọc cho bạn ghi chép và học thuộc. thày cô chỉ là người gợi ý, hỗ trợ bạn trong quá trình học tập. Vì thế bạn nên học cách ghi chép cho hiệu quả, có thời gian biểu cụ thể cho phù hợp. Bạn cũng cần từ bỏ thói quen “đạo văn” của mình. Bạn sẽ bị phê bình thậm chí bị đánh trượt chỉ vì bê nguyên xi một vài dòng tài liệu trên google.


Cuối cùng hãy ngừng than vãn, thay vào đó bạn nên hành động và thay đổi thói quen của mình. VSE chúc bạn thành công.


Nguyễn Thủy – Du học VSE



Du học Thụy Sỹ | Bí quyết để nổi bật khi du học

Luật pháp Singapore – Du học Singapore, bạn cần biết

0 nhận xét

y thuc chap hanh luat phap cua nguoi singapore


Ý thức chấp hành luật pháp ở Singapore


Singapore được biết đến là một trong những đất nước năng động, phát triển hàng đầu khu vực châu Á đồng thời là một nước có môi trường cực kỳ trong lành và sạch sẽ, ý thức kỷ luật, tự giác của người dân Singapore cực kỳ cao. Đó là kết quả của những chính sách về luật pháp hết sức chặt chẽ và tích cực của chính phủ Singapore. Nếu bạn đang có ý định du học Singapore, hãy năm vững những luật pháp cơ bản dưới đây để tránh những ánh nhìn không thiện cảm của người Singapore dành cho bạn.


Việc xả rác


Người ta đã từng nói một cách hài hước rằng Singapore là một thành phố “ nộp phạt”. Để duy trì một đô thị sạch và xanh, luật pháp ở Singapore cực kỳ nghiêm khắc với các hành vi xả rác. Lần đầu tiên người vi phạm sẽ bị phạt ở mức 1000 đô la Singapore. Nếu tái phạm, mức phạt sẽ là 2000 đô, cộng thêm với hình phạt lao động vệ sinh. Người vi phạm sẽ phải làm vệ sinh khoảng vài giờ ở nơi công cộng trong bộ đồng phục của công nhân vệ sinh, và đôi khi những phương tiện truyền thông ở địa phương cũng được mời đến để ghi lại hình ảnh chịu phạt của những người xả rác này. Với hình phạt này, chính quyền hy vọng rằng sự xấu hổ sẽ làm người xả rác suy nghĩ lại việc vứt mảnh giấy hay đầu thuốc lá trên đường. Vì thế nếu bạn đã và đang du học Singapore hãy nhanh chóng bỏ thói quen xả rác bừa bãi khi còn ở Việt Nam.


Kẹo cao su


Singapore, việc nhập khẩu, mua bán và sở hữu kẹo cao su đều bị cấm triệt để. Khi vào Singapore, bạn tuyệt đối không được mang theo một thanh kẹo cao su nào. Quy định này được đưa ra vì chi phí cao và những khó khăn trong việc tháo gỡ những miếng kẹo cao su ở những nơi công cộng. Chỉ một miếng kẹo cao su dán vào cửa xe điện ngầm cũng đủ làm cho đoàn xe ngừng chạy.


Thuốc lá


cam hut thuoc o singapore


Cấm hút thuốc ở Singapore


Thuốc lá bị cấm trong taxi, xe bus, thang máy, rạp chiếu phim, công sở, nhà hàng trung tâm mua sắm có gắn máy lạnh. Người vi phạm lần đầu bị phạt tối đa 1000 đô Singapore. Bạn chỉ được phép hút thuốc ở các quán rượu, vũ trường, quán bar,karaoke, hộp đêm.


Ma túy


Singapore, bạn tuyệt đối không được sử dụng, tàng trữ ma túy. Hình phạt tử hình sẽ dành cho những người buôn lậu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu số lượng nhiều hơn 15g heroin, 30g morphin, 30 g cocain, 500g cây gai dầu, 200 g nhựa cây gai dầu hoặc 1,2 kg thuốc phiện. Sở hữu số lượng nêu trên được coi như bằng chứng của việc buôn lậu và cũng bị tuyên án tử hình. Việc sử dụng ma túy ngoài những mục đích được cho phép sẽ bị kết án lên tới 10 năm tù giam hoặc phạt tiền đến 20,000 đô la Singapore hoặc tổng hợp cả hai hình phạt.


Trên đây là những đặc điểm cơ bản về luật pháp của Singapore mà bạn nên am hiểu khi du lịch hoặc du học Singapore. Hãy tập cách từ bỏ những thói quen xấu xí của mình khi còn ở Việt Nam để nhanh chóng hòa nhập và trở thành những công dân tiến bộ toàn cầu bạn nhé.


Nguồn: VSE tổng hợp



Luật pháp Singapore – Du học Singapore, bạn cần biết

Du học Mỹ: Ngỡ ngàng nét văn hóa giao tiếp ở Mỹ

0 nhận xét

Xưa nay, khi nhắc đến Mỹ, nhiều người vẫn hình dung về một đất nước đa văn hóa, đa chủng tộc với nhiều, người dân Mỹ thường có phong cách rất phóng khoáng, ăn to nói lớn, thoải mái, xuồng xã trong giao tiếp. Tuy nhiên, những hình dung ấy không thể phản ánh được đại bộ phận của người Mỹ. Mặc dù phóng khóng, giao tiếp khá “informal” song thực tế đa số người Mỹ thường rất lịch lãm, lịch sự với những nét văn hóa giao tiếp chuẩn mực. Nếu bạn đang có ý định du học Mỹ,


bạn cần nhớ:


van hoa giao tiep


Văn hóa giao tiếp


Đa phần người Mỹ lại rất lịch sự và ít nói. Họ rất tôn trọng các quy tắc trong cuộc sống. Chẳng hạn khi hai người Mỹ nói chuyện, họ thường đứng cách xa nhau một khoảng cách nhất định. Mỗi người định cho mình một ranh giới vô hình riêng trừ những người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân. Vì vậy bạn nên giữ khoảng cách khi nói chuyện với người Mỹ. Ngoài ra những cử chỉ, hành động qúa thân mật như quàng vai, nắm tay cũng gây cảm giác khó chịu.


van hoa xep hang


Văn hóa xếp hàng ở Mỹ


Trong văn hóa ứng xử của người Mỹ nơi công cộng, tiếng cảm ơn và xin lỗi luôn được sử dụng như một thói quan, khi lên xuống xe bus, hành khách chào tài xế và ngược lại. Ở nơi công cộng không có ai to tiếng hãy cãi vã, mọi người luôn nhường nhịn nhau, xếp hàng theo thứ tự không bao giờ chen lấn. Trên đường không có chuyện phóng nhanh vượt ẩu, người Mỹ chấp hành luật giao thông như là một nét văn hóa của người lái xe. Khi đèn giao thông trục trặc, cũng không hề có tình trạng chen lấn, mọi người tự động nhường nhịn lẫn nhau. Trên đường không hề có 1 tiếng còi xe. Trong bệnh viện, công sở, mọi người luôn cư xử với nhau niềm nở, nhẹ nhàng.

Người Mỹ cũng đặc biệt đề cao việc bảo vệ môi trường. Nhiều thành phố ở Mỹ, các loài chim hoang dã như vịt trời, mòng biển, quạ, bồ câu… sinh sống tụ tập đông đúc và thân thiện bên cạnh con người. trên núi, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những đàn dê, đàn nai bình thản gặm cỏ trên vác núi gần đường xe chạt qua mà không hề sợ sệt.

Ăn xin ở Mỹ cũng có văn hóa ứng xử, họ không giờ đeo bám, kể lể hay chìa tay trước mặt người đi đường. Nếu thực sự khó khăn, họ thường đứng ở các ngã tư cầm tấm bảng nhỏ ghi chữ “Cần giúp đỡ” hay ngồi một chỗ nơi đông người qua lại mà không làm phiền bất cứ ai.

Khác với người Đức, tiền boa là một thói quen phổ biến ở Mỹ. Khi đi ăn uống ở các nhà hàng, khi đi taxi, bạn cần trả tiền tip cho người phục vụ, người lái xe vì các nhà hàng ở Mỹ thường không tính tiền phuc vụ vào trong hóa đơn thanh toán. Thông thường tiền tip cho người phục phụ thường là 15% hóa đơn. Tuy nhiên nếu bạn không hài lòng với thái độ của người phục vụ, bạn có thể trả 10% hoặc ngược lại bạn có thể trả 20%. Tuy nhiên, bạn cần chú ý, người Mỹ nghiêm cấm chuyện nhận hối lộ. khách hàng không được trả thêm nhiều hơn 20USD tiền mặt. nếu bạn hối lộ cảnh giác, bạn có thể bị bắt giam. Hãy nhớ điều này khi bạn du học Mỹ.

Đa phần người Mỹ có phong cách tự tin và không ngần ngại nói thẳng những suy nghĩ của mình. Người Mỹ đánh giá cao sự trung thực và thẳng thắn. do đó, họ không cảm thấy xấu hổ hay tỏ ra giận dữ khi người khác phê bình ý kiến của mình. Người Mỹ cũng thích tranh luận hay từ chối một cách trung thực hơn là lời đồng ý lịch sự nhưng không chân thành.

Giáo sư người Mỹ rất thân thiện, nhiều người cho phép sinh viên gọi mình bằng tên thay vì gọi họ như thông thường. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là học không đòi hỏi ở bạn một sự tôn trọng tuyệt đối. Sinh viên Mỹ rất thoải mái trong trang phục đến trường học. giáo sư lên lớp vẫn mặc quần jean, quần ngắn, áo phông… Vì vậy nếu bạn đang có ý định du học Mỹ bạn cũng nên ghi nhớ vấn đề này.

Nền kinh tế Mỹ đang phát triển với tốc độ chóng mặt và vẫn giữ vị trí số 1 thế giới, nét văn hóa của Mỹ cũng ngày càng đa dạng hóa, phong cách giao tiếp của người Mỹ cũng phóng khoáng hơn. Song những nét văn hóa cư xử chuẩn mực trong xã hội vẫn được đại đa số người Mỹ tôn trọng và giữ gìn. Vì thế nếu bạn đang có ý định du học Mỹ, hãy ghi nhớ điều này để có thể dễ dàng hòa nhập với văn hóa và con người nơi đây.



Du học Mỹ: Ngỡ ngàng nét văn hóa giao tiếp ở Mỹ

Học viện EASB tổ chức thành công hội nghị Đối tác chiến lược 2013

0 nhận xét

Ngày 13/12/2013, Học viện Quản lý Đông Á (EASB) Singapore đã tổ chức thành công hội nghị đối tác chiến lược – Các đơn vị đại diện tuyển sinh của EASB từ Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia… Buổi gặp gỡ giữa các cán bộ, giảng viên học viện EASB với các đối tác tuyển sinh kéo dài 2 ngày bao gồm các phiên họp chiến lược, các buổi gặp gỡ thân mật, tiệc khiêu vũ và ăn tối…


 


giám đóc điều hành phát bieu


Giám đốc EASB phát biểu


Vào ngày đầu tiên của hội nghị, ngày 12/12/2013 EASB đã tổ chức cuộc gặp mặt tại khán phòng của học viện với chủ đề “Đổi mới để thành công”. Hơn 60 đối tác của EASB từ các nước đã tới tham dự. Cuộc gặp mặt bắt đầu với những lời chào mừng của Giám đốc điều hành, hiệu trưởng học viện EASB, tiến sĩ Chua. Trong bài phát biểu của mình, tiến sĩ Chua gửi lời cảm ơn sự ủng hộ và đóng góp của các đối tác trong suốt những năm qua, đồng thời thiết lập mục tiêu cho năm 2014 để củng cố và phát triển các mối quan hệ đối tác bền vững và lâu dài.


image009


Giám đốc tuyển sinh EASB


Tiếp đó, Giám đốc tuyển sinh quốc tế của Học viện, Bà Ivy Ang đã giới thiệu về EASB với 6 mục tiêu đổi mới bao gồm chất lượng giáo dục, dịch vụ, con người, truyền thông, trải nghiệm. Giám đốc Marketing của EASB, Elaine Tan cũng tiếp tục hội nghị với bài phát biểu về các thế mạnh độc đáo của EASB bao gồm những kết quả đáng tự hào của sinh viên Học viện cùng những cam kết về phương pháp giáo dục, tiếp cận hiệu quả của EASB với sinh viên đồng thời nói về những cơ hội phát triển sự nghiệp của sinh viên EASB trong các chuỗi khách sạn quốc tế 5 sao, các công ty, doanh nghiệp hàng đầu. Hiện nay, EASB có mối quan hệ đối tác với 55 tổ chức hàng đầu trong ngành công nghiệp. Đây là cơ hội việc làm tuyệt vời cho những sinh viên của EASB sau khi tốt nghiệp. Bà Elaine cũn chia sẻ về những đầu tư của EASB cho khu học xá của trường, những điều kiện cơ sở vật chất của trường. Tại EASB, sinh viên có cơ hội được trải nghiệm mô hình học tập như các mô hình ở các trường của Anh. EASB đã đầu tư 2 tỷ đô Sing cho việc xây dựng trung tâm đào tạo quản trị khách sạn du lịch. Trung tâm mô phỏng một môi trường khách sạn 5 sao thực sự được quản lý thông qua phần mềm để đảm bảo sinh viên của EASB có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất đồng thời có thể áp dụng làm việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp. Các phòng thí nghiệm vật lý, điều dưỡng, phòng tập thể thao… cũng được EASB chú trọng đầu tư…


Sau đó, bà Rachel Kor, trưởng phòng hợp tác quốc tế, cũng chia sẻ EASB luôn có hoạt động nhằm giúp đỡ và hỗ trợ sinh viên để đảm bảo rằng sinh viên EASB có thể học tập và phát triển trong môi trường an toàn và toàn diện.


image023


Chụp ảnh lưu niệm tại EASB


Sau khi nghỉ giải lao, hội nghị được thưởng thức các tiết mục biểu diễn của Sinh viên EASB đến từ các câu lạc bộ của trường. Một trong những màn biểu diễn được đón nhận và gây ấn tượng  nhất là tiết mục CESIM mô phỏng cuộc sống thực của sinh viên EASB, những thách thức và những giải pháp đề xuất.


image027


Ăn trưa tại EASB


Trong giờ ăn trưa, các đối tác của EASB lại được thưởng thức tiết mục Bartending của câu lạc bộ sinh viên EASB. Sau giờ nghỉ trưa, các đại biểu tiếp tục tham dự hội nghị với nhiều thông tin thú vị đặc sắc. Hội nghị kết thúc với chuyến thăm quan cơ sở vật chất của trường.


Vào sáng ngày thứ hai của hội nghị, ngày 13/12, các đối tác của EASb đã có cuộc gặp gỡ tại Raffles. Đây là nền tảng quan trọng để kết nối, thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa EASB và các đối tác chiến lược trong năm 2014 và cả trong tương lai xa. Buổi chiều, các đối tác được tham gia bữa tiệc khiêu vũ và ăn tối thân mật.


Nguồn:


http://easb.edu.sg/en/news/796-easb-annual-partners-convention-2013.html


 



Học viện EASB tổ chức thành công hội nghị Đối tác chiến lược 2013

Những điểm đến được du học sinh Việt Nam lựa chọn nhiều nhất

0 nhận xét

Theo kết quả điều tra của QS World Grad School Tour, giữa giai đoạn năm 2008 – 2009 với giai đoạn năm 2012 – 2013, ba quốc gia được du học sinh lựa chọn nhiều nhất vẫn là Anh, Mỹ, Canada. Tuy vẫn giữ vị trí đầu, song số lượng sinh viên đều có xu hướng giảm. Đức đã leo lên hàng thứ 4 thay cho vị trí của Úc. Bên cạnh top 4 nước được sinh viên Quốc tế lựa chọn  nhiều nhất, ở Việt Nam Thụy SỹSingapore đang được đông đảo các bạn trẻ lựa chọn bởi chất lượng giáo dục tiên tiến không thua kém so với các nước Mỹ, Anh, Canada, Đức mà chi phí du học lại vô cùng hợp lý


Tại sao Singapore được nhiều du học sinh lựa chọn?


Là một đất nước cực kỳ năng động và phát triển, Singapore được đánh giá là một trong những nơi an toàn nhất thế giới. Nhiều siêu thị và gian hàng không lắp đặt thiết bị kiểm soát an ninh. Người mua hàng tự chọn đồ và thanh toán tại quầy, không hề có bất cứ sự gian lận nào bởi ý thức tự giác của người dân Singapore cực kỳ cao. Mạng lưới giao thông công cộng hiệu quả, không hề có tình trạng tắc đường, không có cảnh chen lấn, không chậm giờ cũng không xếp hàng mua vé. Trên đường phố dù không có cảnh sát giao thông song tình trạng giao thông luôn ổn định và thuận lợi.


Singapore


Singapore


Giáo dục luôn được chính phủ Singapore quan tâm đầu tư và phát triển. Với diện tích cực kỳ khiêm tốn, đất đai ở Singapore là một tài sản vô cùng quý giá nhưng phần lớn số tài sản này dành cho các trường học. bởi vậy, phần lớn người dân ở đây đều sống trong những căn hộ chung cư cao tầng vì chính phủ luôn ưu tiên đất đai để xây dựng trường học. Bên cạnh các trường công lập, Singapore còn có hệ thống trường công lập rộng rãi. Đặc biệt, chính phủ Singapore cũng cực kỳ quan tâm đến hệ thống trường tư thục này với các quy trình quản lý nghiêm ngặt nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục tư thục phát triển một cách chính thống,cân bằng và ổn định mang lại nhiều lợi ích hơn cho sinh viên trong và ngoài Singapore.


Điều kiện du học Singapore đơn giản hơn rất nhiều so với các nước nói tiếng Anh khác: không cần bằng tốt nghiệp THPT tại Việt Nam, điều kiện IELTS đầu vào đơn giản, không cần chứng minh tài chính, tỷ lệ visa đạt 100%…


Việc ăn uống ở Singapore khá hợp với các sinh viên Việt Nam, các món ăn khá giống với Việt Nam, giá cả cũng khá phù hợp. Đây có thể được coi là một lợi thế so với việc bạn chọn du học tại các nước châu Âu, châu Úc… Về chỗ ở, sinh viên có thể ở trong ký túc xá của trường hoặc ở trong các khu nhà cho thuê tư nhân. Trung bình, chi phí sinh hoạt tại Singapore hết khoảng $1.040 – $2500/tháng.


Du học Thụy Sỹ – Điểm đến lý tưởng cho những nhà Quản trị khách sạn du lịch thành công trong tương lai


Thụy Sỹ được mệnh danh là đất nước nhỏ nhưng đáng sống nhất thế giới bởi chất lượng cuộc sống cực kỳ cao, môi trường không khí trong lành sạch sẽ. Là một nước có mật độ dân số cao song bầu trời Thụy Sỹ lúc nào cũng trong vắt, không khí thơm tho trong lành, khắp nơi đều tràn ngập màu xanh của cây cối, nhà cửa đường phố sạch bong. Người dân Thụy Sỹ tự hào vì có ít nhất 80% nước hồ của họ có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi.



Du Học Thụy Sỹ


Thụy Sỹ, giáo dục được coi là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia. Đó là lý do tại sao Thụy Sỹ trở thành quốc gia có nền giáo dục đứng đầu thế giới với chương trình đào tạo đa dạng bằng các thứ tiếng Anh, Đức, Pháp, Ý. Đặc biệt, giáo dục Thụy Sỹ nổi tiếng với bậc giáo dục Đại học. Giáo dục Đại học Thụy Sỹ được chia làm hai nhóm chính. Nhóm các trường Đại học tổng hợp dành cho những học sinh theo học chương trình chung và nhóm các trường Đại học chuyên ngành cho những học sinh học nghề từ THPT mong muốn đạt trình độ Đại học về học nghề. Trong nhóm trường này, Thụy Sỹ nổi tiếng với chuyên ngành đào tạo quản trị khách sạn và du lịch. Đây là chiếc nôi của ngành quản trị khách sạn và thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới theo học. Hầu hết các trường đào tạo ngành này đều giảng dạy bằng tiếng Anh. Chương trình học kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành. Do vậy, trong quá trình học Quản trị khách sạn du lịch tại Thụy Sỹ, sinh viên đều có cơ hội được tham gia kỳ thực tập hưởng lương 6 tháng/1 năm với mức thu nhập trung bình đạt khoảng hơn 2000 CHF. Thời gian khai giảng các khóa học thường rất linh hoạt. Do vậy, muốn du học Thụy Sỹ bạn có thể dễ dàng cất cánh mà không bị áp lực về thời gian.


So với Singapore, chi phí du học Thụy Sỹ khá đắt đỏ, song bù lại khi du học Thụy Sỹ, bạn sẽ có cơ hội được thực tập có lương trong vòng 6 tháng mỗi năm. Do đó, bạn sẽ không phải quá lo lắng về chi phí sinh hoạt trong thời gian học tại Thụy Sỹ


Du học Đức – Những thuận lợi không thể bỏ qua


Đức được biết đến là một đất nước có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới. Các trường Đại học Đức được thế giới đánh giá rất cao bởi đây là khởi nguồn của nhiều nghiên cứu, phát minh mang tầm Quốc tế. Đức được biết đến bởi một số lượng lớn các nhà khoa học đạt giải Nobel, riêng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và y tế đã có 68 giải Nobel được trao cho các nhà khoa học Đức: Wilhelm Conrad Rontgen, Robert Koch, Max Planck, Albert Einstein… Tại Đức, khoa học và nghiên cứu có một vị thế cao quý và một truyền thống lâu đời.


Đức


Du học Đức


Các trường Đại học ở Đức được chia thành 3 loại: Đại học tổng hợp (học thiên về nghiên cứu), Đại học khoa học ứng dụng (Học thiên về thực tiễn) và Đại học nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc (học về nghệ thuật). Đa số các trường được nhà nước cung cấp ngân sách, chỉ khoảng 3% sinh viên tại Đức theo học tại các trường dân lập. Đặc biệt các văn bằng cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ của Đức đều được Quốc tế công nhận.


So với các quốc gia châu Âu khác, chi phí cho thực phẩm, chỗ ở, sinh hoạt ở Đức được xếp vào mức trung bình. Đa số các trường Đại học Đức đều được nhà nước hỗ trợ ngân sách. Những trường này không thu hoặc chỉ thu một khoản học phí không đáng kể (khoảng 500 Euro mỗi học kỳ). Ngoài khoản học phí có thể phải đóng kể trên, các sinh viên khi nhập học sẽ phải nộp thêm lệ phí nhập học cho mỗi học kỳ khoảng 200 Euro. Lệ phí này đã bao gồm cả vé sử dụng phương tiện giao thông công cộng quanh khu vực của trường. Tùy thuộc vào địa điểm của trường, tùy thuộc vào từng thành phố mà mức chi phí này sẽ khác nhau. Trung bình sinh viên ở Đức sẽ cần khoản chi phí khoảng 670 Euro mỗi tháng, trong đó chủ yếu là tiền thuê nhà.


Trong những năm gần đây, Singapore, Thụy Sỹ, Đức là 3 nền giáo dục được đông đảo các bạn học sinh Việt Nam lựa chọn để hiện thực hóa giấc mơ du học của mình. Mỗi nền giáo dục lại có những thế mạnh, những điểm yếu khác nhau. Song dù bạn lựa chọn đất nước nào, chuyên ngành nào, chỉ cần bạn có niềm tin và ngọn lửa đam mê, VSE tin rằng chắc chắn bạn sẽ thành công.


Nguyễn Thủy – Du học VSE



Những điểm đến được du học sinh Việt Nam lựa chọn nhiều nhất

VSE – Nhìn lại chặng đường một năm đã qua

0 nhận xét

Trải qua giai đoạn thành lập và phát triển, đến nay VSE đã trở thành một địa chỉ đáng tin cậy cho giấc mơ du học của các em học sinh và niềm tin của các bậc phụ huynh. Trong khoảnh khắc giao hòa giữa năm mới và năm cũ, nhìn lại VSE tự hào vì những gì đã mang đến cho các bậc phụ huynh cùng các em học sinh. Với những nỗ lực không mệt mỏi, với phương châm lấy uy tín đặt lên hàng đầu, năm 2013 VSE đã trở thành người bạn đồng hành cho giấc mơ du học Singapore, Thụy Sỹ, Anh, Mỹ của nhiều bạn trẻ với nhiều hoạt động nổi bật và thú vị.


VSE – Nhìn lại năm 2013


Năm 2013 đã đánh dấu sự thành công tốt đẹp của hàng loạt các hội thảo do VSE tổ chức: hội thảo học viện SIM, học viện PSB, Đại học James Cook, Học viện IMI… Tại đó, các bậc phụ huynh, các em học sinh được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các đại diện của trường đồng thời nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp, tận tình từ đội ngũ nhân viên của VSE.

Cũng trong năm qua, đại điện của VSE có có chuyến thăm Thụy Sỹ, thăm Trường quản trị khách sạn du lịch BHMS. Qua chuyến thăm này, đại diện VSE đã được tìm hiểu rõ hơn về môi trường và điều kiện học tập của trường BHMS, được gặp gỡ, tận mắt chứng kiến sự trưởng thành của các em học sinh. Khác hẳn khi còn ở Việt Nam, khắc hẳn những ngày đầu bỡ ngỡ, nhút nhát tại văn phòng VSE, nay chúng tôi tự hào khi nhìn thấy các em học sinh của mình với phong cách đầy tự tin, cách nói chuyện cuốn hút và sáng tạo. Chúng tôi cũng được dùng bữa tại nhà hàng của BHMS do chính sinh viên phục vụ, được thăm quan gian bếp của nhà trường, nơi ở của các em học sinh ngay trong khuôn viên của trường. Trở về từ chuyến đi này, chúng tôi càng vững tâm và tin tưởng khi tư vấn cho các em học sinh theo học tại BHMS.

Năm 2013 cũng đánh dấu sự kết nối thành công giữa cựu sinh viên với những sinh viên tương lai của Trường SIM Singapore qua buổi gặp mặt “Alumni Night 2013” do SIM tổ chức với sự tham dự của VSE team cùng các em học sinh của VSE. Tại buổi gặp mặt, các em học sinh của VSE được các cựu sinh viên của SIM tư vấn, chia sẻ về kinh nghiệm chọn ngành học, kinh nghiệm tham gia các học tập ngoại khóa, thời gian học tập và các kỳ nghỉ ở SIM. “Alumni Night 2013” đã khép lại để lại trong lòng những người tham gia nhiều niềm vui và kỷ niệm đầy ý nghĩa về SIM.


VSE – Những thành tựu đáng tự hào


Nhìn lại năm 2013, thành tựu khiến VSE tự hào nhất phải kể đến sự yêu quý, tin tưởng của các bậc phụ huynh, đặc biệt là các em học sinh. Dù đang “tầm sư học đạo” nơi xứ người. đang miệt mài với những bài luận hàng chục trang, những kỳ thi căm go và quyết liệt, các em học sinh vẫn thường xuyên liên lạc và nhờ đến sự giúp đỡ, tư vấn của VSE. VSE cũng thường xuyên trò chuyện, giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn của các em học sinh đang học tập nơi xứ người. Với mục tiêu giúp các em học sinh Việt Nam được học tập, hòa nhập với nền giáo dục thế giới, tiếp thu những kiến thức văn hóa tinh hoa của nhân loại, còn gì khiến VSE đáng tự hào hơn khi được các em học sinh yêu quý, tin tưởng.

Với sự nỗ lực và tận tâm của VSE Team, năm 2013 VSE đã giúp hàng chục sinh viên hiện thực hóa giấc mơ du học của mình tại Singapore, Thụy Sỹ, Anh, Mỹ… không chỉ đơn thuần là học tập ở một môi trường mới, trải nghiệm những những văn hóa mới, đây chính là bước khởi đầu cho những thành công rực rỡ trong tương lai cho những em học sinh yêu dấu của VSE đúng như những gì chúng tôi mong muốn: “Inspiring success!”
VSE cũng tự hào vì đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, luôn yêu quý các em học sinh và đam mê với phát triển giáo dục.

Sang năm mới, năm 2014, VSE sẽ tiếp tục nỗ lực và phát triển không ngừng để hiện thực hóa giấc mơ du học của nhiều em học sinh hơn nữa. VSE cũng sẽ tiếp tục các chuyến thăm các em học sinh đang học tập nơi xứ người, trực tiếp trải nghiệm môi trường học tập và sinh sống để vững tâm hơn nữa khi tư vấn cho các em học sinh chọn trường, chọn ngành du học. Với uy tín và quyết tâm của mình, VSE tin tưởng rằng sang năm mới, chúng tôi sẽ truyền cảm hứng thành công cho nhiều em học sinh hơn nữa, trở thành cầu nối vững chắc để đưa các em tới thành công.

Cuối cùng VSE hy vọng sẽ luôn luôn nhận được sự ủng hộ và đồng hành của các quý phụ huynh cùng các em học sinh trong chặng đường phát triển của tương lai. Kính chúc quý phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh yêu dấu một năm mới sức khỏe và an khang.



VSE – Nhìn lại chặng đường một năm đã qua