Nét văn hóa giao tiếp của người Đức

Du học không đơn giản với bất kỳ ai, hòa nhập được với một môi trường hoàn toàn mới là một hành trình đầy thử thách. Và thành công chỉ đến với ai có sự chuẩn bị thật kỹ càng. Những thông tin thú vị VSE cung cấp dưới đây hy vọng sẽ giúp ích được phần nào vào hành trình chinh phục khó khăn của bạn, đặc biệt với những bạn du học sinh Đức.


nguyen tac giao tiep của nguoi Duc


Nguyên tắc giao tiếp của người Đức.


Xưng hô


Người Đức rất chú trọng cách xưng hô lễ nghi của mình. Những người có học hàm học vị từ tiến sỹ trở lên thường được gọi cùng tên. Chẳng hạn như Tiến Sỹ Zimmermann, Giáo sư Schmidt. Những học hàm học vị thấp hơn không được nhắc đến trong xưng hô. Người Đức có thói quen gọi đầy đủ tên ghép của người đối thoại, các chức vụ chính thức hay tước vị như bộ trưởng, thị trưởng cũng được xưng: Thưa ngài bộ trưởng… đặc biệt với các tước hiệu quý tộc như bá tước, hầu tước, bạn cần đặc biệt chú ý: Thưa bá tước, thưa Tiến sĩ bá tước, thưa giáo sư tiến sỹ bá tước…


Chào hỏi


Trong cuộc sống hàng ngày, khi gặp nhau, người đến sau chào người đến trước hoặc hoặc người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước. Trong hợp tác kinh doanh thì chào theo thứ bậc. khi gặp nhau những người đã quen biết nhau chào trước. Sau đó người cấp bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng đi, rồi có người cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần đoàn của mình. Sau đó khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay nhau. Cử chỉ bắt tay ngắn, nhẹ nhàng, khi bắt tay thì nhìn thẳng vào nhau.


Trao nhận quà


nguyen tac giao tiep của nguoi Duc trao nhan qua


Nguyên tắc giao tiếp của người Đức, trao nhận quà.


Món quà thường được tặng khi được mời tới nhà là hoa và socola. Hoa màu vàng và màu trà luôn được người Đức ưa thích nhất. Đặc biệt bạn không nên tặng chủ nhà hoa hồng đỏ vì ý nghĩa “lãng mạn” của nó, không nên tặng hoa lily, hoa cúc vì ý nghĩa tang lễ của nó. Món quà thường được mở ra sau khi nhận.


Dự tiệc


Người Đức đặc biệt coi trọng giờ giấc. Vì vậy để không bị coi là mất lịch sự, bạn nên đến dự buổi tiệc đúng giờ. Nếu bạn đến trễ, hãy gọi điện thoại để thông báo và giải thích lý do. Người Đức cũng rất chú trọng các lễ nghi. Do đó, sau buổi tiệc một ngày bạn nên gửi thư cảm ơn vì sự tiếp đãi ân cần của chủ nhà.


Khi vào bàn tiệc, nếu chưa được mời, bạn không nên ngồi xuống bàn. Khi được mời ngồi, bạn phải ngồi đúng vị trí đã được sắp xếp. Bạn cũng cần chú ý trong các sử dụng các dụng cụ trong bữa ăn: nĩa tay trái và dao tay phải và không dùng bữa khi chủ tiệc chưa có lời mời. Tại các buổi tiệc lớn, hãy đợi chủ tiệc đặt khăn ăn vào lòng thì bạn mới làm theo như vậy. Tuyệt đối không đặt khủy tay lên bàn tiệc trong khi mọi người đang ăn uống. Với những món ăn như chả giò hay bánh mỳ bạn có thể dùng tay để chia nhỏ ra. Hãy cố dùng hết số thức ăn trong đĩa của bạn. Nếu muốn ra hiệu cho người phục vụ là bạn đã dùng xong bữa hãy đặt nĩa và song song bên phải của đĩa ăn, nĩa sẽ đặt hơi chếch cao hơn dao 1 tý. Khi cụng ly hãy để chủ tiệc nâng ly trước


Điện thoại


Người gọi điện đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên. Khi gọi điện thoại từ các máy công cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.


Phụ nữ


Thông lệ “Ladies Frist” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay cả nam và nữa đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo choàng, không ai được từ chối nhận cử chỉ đó.


Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp của người Đức. Hãy ghi nhớ những thông tin này nếu bạn đang có ý định trở thành một thành viên của của đất nước tiến bộ này. VSE chúc bạn thành công!


Nguồn: Tổng hợp



Nét văn hóa giao tiếp của người Đức

0 nhận xét:

Đăng nhận xét