Du học sinh và những “cạm bẫy” khi làm thêm

Làm thêm luôn được các du học sinh quan tâm bởi nó không chỉ giúp trang trải chi phí sinh hoạt mà còn là cách để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, làm đẹp cho CV của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sắp xếp thời gian biểu cho hợp lý và vô tình rất nhiều du học sinh phải nuối tiếc vì đã bỏ qua rất nhiều thứ một cách vô ích trong thời gian “tầm sư học đạo” nơi xứ người.


Làm thêm ảnh hưởng tới thời gian học tập, hiệu quả học tập.


Dù bạn làm thêm công việc gì trong khu học xá, trong thư viện, trong các nhà hàng, khách sạn, bạn cũng phải dành khoảng 4 giờ mỗi ngày cho công việc đó chưa kể tới thời gian di chuyển nếu công việc đó  Điều đó có nghĩa là bạn phải cố gắng, nỗ lực hơn rất nhiều so với các bạn khác. Đôi khi vì lý do công việc bạn phải bỏ tiết, đến muộn hay về sớm. Điều đó đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới thời gian và hiệu quả học tập của bạn.


Để việc làm thêm không ảnh hưởng quá nhiều đến việc học tập, hãy có thời gian biểu cụ thể cho từng ngày trong tuần, từng giờ học trên lớp, từng giờ làm thêm. Hãy tận dụng tối đa thời gian học tập trên lớp để nghe giảng, để thảo luận để nắm được vấn đề càng nhiều trên lớp càng tốt. Nếu bỏ tiết, hãy nghe lại các bài giảng trực tuyến để đảm bảo bạn có thể hiểu toàn bộ nội dung bài giảng ngày hôm đó. Bạn cũng nên mang theo sách vở để tranh thủ ôn lại bài vở trong lúc đợi xe bus, trong lúc di chuyển hoặc khi công việc của bạn rảnh rỗi.


Viec lam them tai uc danh cho du hoc sinh


Du học sinh và những cạm bẫy khi làm thêm


Làm thêm có ảnh hưởng tới sức khỏe


Một ngày bạn phải chạy ngược chạy xuôi với việc học tập trên lớp, tự học, thảo luận nhóm, làm thêm… Nhiều khi ngay cả vấn đề ăn uống cũng không được đảm bảo và nó có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn trở nên tồi tệ. Với những công việc làm thêm nhưng bưng bê, phục vụ… sẽ tốn của bạn rất nhiều năng lượng và sự mệt mỏi.


Để có thể duy trì việc học tập và làm thêm, hãy chú ý tới tình trạng sức khỏe của mình. Dù bạn kiếm được nhiều tiền nhưng nếu bạn làm việc quá sức, phải ghé thăm bệnh viện, khi đó chi phí cho tiền thuốc men sẽ gấp nhiều lần so với thu nhập làm thêm của bạn. Do đó hãy biết cân nhắc thời gian làm thêm của mình, chọn những công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Đặc biệt bạn cần học cách chăm sóc bản thân, có chế độ ăn uống hợp lý và đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho mình


Làm thêm khiến bạn không có thời gian tận hưởng cuộc sống


Với những du học sinh, càng vào những ngày lễ hội, những dịp đặc biệt của người bản xứ, học càng phải làm việc vất vả và thậm chí phải làm tăng ca. Do đó, bạn không có thời gian để tận hưởng cuộc sống hay khám phá những nét văn hóa đặc sắc của người bản xứ. Bạn cũng không thể xin nghỉ chỉ vì muốn tham gia vào một chương trình ngoại khóa của sinh viên trong trường, hay tham gia một lễ hội của người bản xứ. Để giải quyết vấn đề này bạn nên tranh thủ thời gian rảnh sau giờ học hoặc giờ làm để có thể hòa mình vào không khí lễ hội, để khám phá những nét văn hóa đặc sắc nơi bạn sinh sống.


Làm thêm khiến bạn giảm động lực học tập, ý chí vươn lên


Nếu bạn gặp vấn đề về tài chính chắc chắn bạn không thể toàn tâm toàn ý hoàn thành bất cứ công việc gì. Những bài luận, bài nghiên cứu, nhiều khi chỉ vì không đủ thời gian, bạn chỉ có thể làm chống đối, hoàn thành để có bài nộp. Bạn hoàn toàn có thể làm tốt hơn thế nhưng vì áp lực thời gian, vì bạn chỉ mong muốn một mức điểm trung bình để tốt nghiệp có thể có một tấm bằng trở về nên bạn chỉ chú trọng tới số lượng mà không quan tâm tới chất lượng. Đôi khi, vì giờ giấc làm thêm, bạn buộc phải bỏ qua các hoạt động rất thú vị ở trường, các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa. Chính những hoạt động này là cơ hội để bạn học hỏi và rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết cho bạn.


Để làm thêm không ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.


Để bạn vừa có thời gian làm thêm, vừa có thời gian cho các hoạt động khác, trước hết bạn có một thời gian biểu hợp lý và chi tiết từng ngày từng tuần, trong đó việc học luôn phải được ưu tiên hàng đầu. Cố gắng tìm kiếm những công việc nhẹ nhàng và không tốn nhiều thời gian của bạn. Hãy tận dụng các mối quan hệ của mình đồng thời chăm chỉ ghé thăm các bảng tin của trường, các website hay facebook, có thể bạn sẽ tìm được một công việc làm thêm trong phòng thư viện, phòng dụng cụ hay căng tin của trường. Cuối cùng hãy tập dần cho mình thói quen làm việc khoa học và hiệu quả. Có thể lịch học, lịch làm thêm của bạn sẽ dày đặc nhưng khi đã làm quen được với thời khóa biểu này, làm quen với nhịp sống ở đây, bạn sẽ không cảm thấy quá khó khăn và dù trong cuộc sống sau này, có bất kỳ trở ngại nào, áp lực nào bạn cũng có thể dễ dàng vượt qua.


Làm thêm có thể tốn rất nhiều thời gian của bạn, ảnh hưởng ít nhiều tới việc học tập và cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, bất kỳ điều gì trong cuộc sống đều có những mặt tích cực và mặt tiêu cực của nó. Làm thêm cũng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều thứ, không chỉ là tiền bạc trang trải chi phí sinh hoạt, nó còn cho bạn rất nhiều kinh nghiệm trong công việc và trong cuộc sống, Không chỉ thế, nhờ những việc làm thêm này mà bạn có thể mở rộng mối quan hệ của mình, tự tin hơn với bản thân. Vì thế, để có thể cân bằng giữa việc làm thêm và việc học, Bạn hãy sắp xếp thời gian biểu cho hợp lý đồng thời cân nhắc lựa chọn những công việc làm thêm có thời gian và địa điểm thuận lợi cho việc học tập của bạn.


Nguyễn Thủy _ VSE



Du học sinh và những “cạm bẫy” khi làm thêm

1 nhận xét:

  1. các bạn Du học sinh nếu có nhu cầu Du học Úc 2014 MIỄN Phí thì lien hệ mình nhé. Tks!

    Trả lờiXóa