Bảng xếp hạng các trường Đại học thế giới và những góc nhìn mới

Ở châu Âu, từ rất nhiều năm trước, các bảng xếp hạng các trường Đại học trên thế giới đã được thực hiện và những năm gần đây, các bảng xếp hạng bắt đầu xuất hiện ở châu Á. Có rất nhiều bảng xếp hạng quốc tế khác nhau của các tổ chức khác nhau với những tiêu chí hoàn toàn khác nhau. Và rất nhiều người, rất nhiều quốc gia đã dựa vào những bảng xếp hạng đó để đánh giá về chất lượng giáo dục hay lựa chọn trường để học. Vậy có nên quá phụ thuộc vào kết quả của những bảng xếp hạng đó? Hãy cùng VSE đi tìm hiểu vấn đề này.


105178 the


Bảng xếp hạng các trường Đại học trên thế giới và những góc nhìn mới


Các bảng xếp hạng hàng đầu thế giới


Bảng xếp hạng đại học hàng đầu danh giá nhất là Times Higher Education World University Rankings do tạp chí Times Higher Education (Anh) hợp tác với Thomson Reuters tiến hành. Đây là một trong những bảng xếp hạng giáo dục có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Bảng xếp hạng được dựa trên các chỉ số: Việc giảng dạy (30%), việc nghiên cứu (30%), biểu dương (32,5%), số lượng học sinh quốc tế (5%), thu nhập (2,5%).


Năm 2013 – 2013, theo bảng đánh giá này 15 trường Đại học hàng đầu thế giới chủ yếu là của Mỹ, có 1 trường của Thụy Sỹ – Học viện Công nghệ Zurich. 15 trường hàng đầu châu Á chủ yếu thuộc về Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kong…


Bảng xếp hạng Đại học danh giá thứ 2 là Academic Ranking of World Universities do Đại học Giao thông Thượng Hải tổ chức. Bảng xếp hạng này chủ yếu dựa vào đánh giá học thuật của các trường Đại học. Cụ thể 20% dành cho giáo sư, nghiên cứu viên trong biên chế giành giải Nobel Prizes hoặc Fields Medals, 20% dành cho số lượng bài báo trên Nature và Science, 20% dành cho số lượng bài báo trên SCI, 20% dành cho các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất, 20% cuối cùng chia đều cho cựu sinh viên, nghiên cứu sinh, quy mô của trường, viện nghiên cứu. theo bảng xếp hạng này, đại học Havard đứng ở vị trí đầu tiên, ở Châu Á có Đại học Tokyo đứng ở vi trí 20 và 5 trường Đại học Trung Quốc lọt vào top 500 trường Đại học của bảng xếp hạng này.


Bảng xếp hạng QS World University Ranking của Công ty Quacquarelli Symonds (Anh) được đánh giá xếp thứ 3 về mức độ uy tín trên thế giới. QS cung cấp hai loại hình đánh giá trường Đại học chính: Loại hình xếp thứ hạng và loại hình gắn sao. Bảng xếp loại này được đánh giá là khá cân bằng, không thiên vị quá mức các trường Đại học nghiên cứu. Tiêu chí đánh giá dựa trên Chất lượng đào tạo, tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, nghiên cứu, số sinh viên quốc tế, cơ sở vật chất, đóng góp xã hội, học bổng, các loại hình hỗ trợ sinh viên…


Bảng xếp hạng ảnh hưởng tới uy tín của các trường Đại học và cá nhân những người lãnh đạo của trường.


Các bảng xếp hạng trên thế giới thường xếp hạng theo những tiêu chí khác nhau. Do đó, trong bảng xếp hạng này, trường A có thể xếp sau trường B, nhưng trong một bảng xếp hạng khác trường B lại có thể đứng trên rất nhiều so với trường A. Vì thế, không có gì là đảm bảo chất lượng cho một trường Đại học nếu chỉ dựa vào một bảng xếp hạng của một tổ chức hay một công ty nào đó. Chính vì lẽ này, có rất nhiều trường đã từ chối tham gia đánh giá và phân loại trong các bảng xếp hạng quốc tế


bang xep hang truong dai hoc 02


Bảng xếp hạng các trường Đại học thế giới và những góc nhìn mới


Bảng xếp hạng ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn trường của sinh viên Quốc tế.


Với các sinh viên Quốc tế, rất khó để họ có được thông tin và đánh giá được chính xác về các trường Đại học mà họ muốn theo học. Vì thế, bảng xếp hạng các trường nhiều khi được coi như là nguồn tham khảo đáng tin cậy. Tuy nhiên, khi nhìn vào các bảng xếp hạng này, các sinh viên quốc tế nên lưu ý về tiêu chí đánh giá của các bảng xếp hạng để có sự lựa chọn cho chính xác. Nếu bạn muốn theo học các ngành nghiên cứu, hãy lựa chọn những trường có xếp hạng cao trong lĩnh vực này. Quan trọng là bạn biết mình cần gì, muốn gì để đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất. Những bảng xếp hạng này cũng chỉ mang tính chất tham khảo. Vì thế đừng quá phụ thuộc vào nó, bạn nên tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn bao quát nhất.


Bảng xếp hạng ảnh hưởng tới các giảng viên, các nhà tuyển dụng.


Các bảng xếp hạng đôi khi còn ảnh hưởng tới giảng viên và các giáo sư bởi họ luôn muốn được làm việc trong những ngôi trường danh tiếng có chất lượng tốt và quan trọng là có môi trường để họ thể hiện năng lực và thăng tiến trong công việc. Các nhà tuyển dụng đôi khi cũng rất quan trọng nguồn gốc xuất thân của các ứng viên. Các ứng viên xuất thân từ các trường danh tiếng đương nhiên sẽ dành thêm được một chút ưu tiên với các nhà tuyển dụng.


Với những tác động kể trên có thể thấy các bảng xếp hạng mặc dù có thể chính xác về khía cạnh này nhưng chưa chắc đã đảm bảo về khía cạnh khác song nó vẫn có ảnh hưởng và tác động to lớn với nhiều đối tượng trong hiện tại và tương lai. Nhưng để có cái nhìn thực sự đúng đắn về các trường hoặc để có được lựa chọn chính xác nếu bạn đang mong muốn đi du học, đừng quá phụ thuộc vào những bảng xếp hạng này, hãy chỉ xem nó như một kênh thông tin nhỏ trong rất nhiều kênh thông tin khác để đánh giá chính xác về vấn đề. Cuối cùng VSE chúc bạn thành công và có được những sự lựa chọn chính xác nhất.


Tham khảo


http://www.timeshighereducation.co.uk/world-university-rankings/2013-14/world-ranking


http://opeconomica.wordpress.com/2013/08/15/world-university-ranking-2012-2013-the-times-higher-education-xep-hang-cac-truong-dai-hoc-uu-tu-tren-the-gioi/


 Nguyễn Thủy – VSE


 



Bảng xếp hạng các trường Đại học thế giới và những góc nhìn mới

0 nhận xét:

Đăng nhận xét