7 bức chân dung Thư Viện Đại Học của tương lai

(Tư vấn du học VSE)Du học Anh, Mỹ, Singapore ngoài chất lượng đào tạo và môi trường sống cao thì những thư viện “khổng lồ” cũng là điểm nhấn khiến du học sinh chọn học. Trước sự vượt trội của công nghệ thông tin và internet, các thư viện tại các trường đại học đang phải đâu đầu tìm ra giải pháp để thu hút sinh viên đến thư viện thay vì ngồi nhà lướt web tìm tài liệu. Vì một thực tế, sách ở thư viện mới là nguồn tài liệu hay và chính thống, có thể giúp ích rất nhiều cho sinh viên trong quá trình học tập đặc biệt là làm nghiên cứu. Vậy những thư viện của các trường đại học lớn trên thế giới đã, đang và sẽ có những biện pháp gì để lôi kéo sinh viên trở lại? hãy cùng VSE điểm qua 7 thư viện lớn trên thế giới, nơi đang tích cực đưa ra những giải pháp tháo gỡ vấn đề khó khăn này.


1.    Thư viện Đại học  NewYork


Thư viện đại học Newyorktự hào là cơ sở luôn tích cực đổi mới và phát triển dịch vụ kết hợp cập nhật công nghệ số. Hầu hết các đầu sách tại thư viên đều được số hóa, bạn có thể dễ dàng tra đầu sách trên các máy tính được đặt tại thư viện.


Thư viện có thể cung cấp vô số tiện ích mới. Các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng liên kết từ danh mục của thư viện vào một bảng nội dung trên Amazon hoặc một phạm vi công cộng, đầy đủ văn bản điện tử trên các thư viện số Internet Archive hoặc HathiTrust,và một cơ sở dữ liệu cấp phép của các bài báo hay hình ảnh. Họ có thể theo dõi và tổ chức trích dẫn của họ trong phần mềm liên quan đến danh mục và bấm vào ‘hỏi người thủ thư” bất cứ khi nào họ cần giúp đỡ, bất cứ lúc nào trong ngày hay đêm. Một ưu điểm khác của mạng lưới toàn cầu là bạn luôn được trợ giúp bởi một chuyên gia thư viện luôn tỉnh táo ở bất kì nơi nào bạn truy cập.
thu viennewyork
thuviennewyork2


The Library of Newyork University


2.    Thư viện Đại học Manchester (UK)


thuvienman


The inside of  University of Manchester Library


Thư viện Đại học Manchester là một trong những thư viện nghiên cứu lớn nhất ở Anh, nó chỉ xếp sau các thư viện của đại học Oxford và Cambridge. Thư viện phục vụ gần 40.000 sinh viên và 4.000 nhân viên học tập. Nó cũng bao gồm các thư viện John Rylands ở trung tâm Manchester, nơi bộ sưu tập nhà lên đến 5000 năm tuổi.


85% là tỉ lệ ngân sách mà thư viện dành cho việc đầu tư nội dung số, thư viện ưu tiện tạo mã nguồn mở và chuyển hết thành dạng mềm trên máy tính để các nhà nghiên cứu, sinh viên hay học giả tiện lợi trong việc tìm kiếm tài liệu.

Thư viện Manchester cũng không quên trang bị những không gian bỗ trợ cần thiết như phòng trà nước, thư giản. Đặc biệt wifi ở đây được sử dụng miễn phí và bạn có thể thoải mái sạc điện các vật dụng điện tử như laptop hay điện thoại. Không khí ở đây luôn được đảm bảo hài hòa với không gian bên ngoài, không quá lạnh và không quá oi bức.


3. Thư viện Hachioji, Đại học Mỹ thuật Tama, Nhật Bản


Thư viện Hachioji được thiết kế bới một kiến trúc sư tầm cỡ quốc tế, ông Tojo ito. Thư viện nổi bật với lối kiến trúc lạ mắt, những hình mái vóm là sự kết hợp giữa bê tông cốt thếp và thủy tinh đem lại cho người tham quan một cảm giác tương mới, đây được xem là biểu tưởng là “tự do và ý chí”.

Thư viện chứa khoảng 146000 đầu sách, đây là mức bình thường của một thư viên đại học. Tuy nhiên, điều đặc biệt ở đây chính là số lượng sách dành riêng cho nghệ thuật chiếm rất nhiều, và hầu hết những sách nổi tiếng trên thế giới đều có mặt tại đây.

Thư viện còn được thiết kế như là nơi để mọi người thư giãn, tìm lại cảm hứng cho những sáng tạo mới. 86000 khách du lịch đã đến thăm quan thư viện vào năm 2012 cho thấy sức hấp dẫn của một thư viện đại học tại xử sở mặt trời mọc này.
thuviensing


Hachioji library at Tama Art University in Japan was designed by Toyo Ito and completed in 2007.


Photograph: Eiji Ina


4.    Thư viện đại học Hoa Kỳ tại Nigeria


Có thể nói Thư viện tại Nigeria đã làm một cuộc cách mạng điện tử vào năm 2012, khi đó họ thay toàn bộ những cung cách làm thư viện tập trung kiểu truyền thống. Họ bắt đầu thiết lập và xây dựng mọi thứ dựa trên internet và các thiết bị smartphone như máy quét, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy photocopy, máy điện thoại. Điều này cho phép người dùng linh hoạt và dễ dàng để sử dụng nguồn tài liệu dồi dào tại thư viện. Bảng số liệu sau đây sẽ cho thấy rõ hơn sự chuyển dịch mang tính thời đại của thư viện này:


















Library usage in 2011-2012
Year20112012
Total usage of ebooks188945442
Total usage of physical items (print)161858892
Total usage of e-articles1177319465
Grand total2984773799

Source: Theguardian


Trong năm 2012, thư viện đã đào tạo 147 giảng viên và nhân viên hành chính tại trường Đại học Liên bang Giáo dục ở Yola và 20 thành viên từ Đại học Công nghệ Modibbo Adama, Yola.


thuvienhoaki


The Library of New York University in Nigeria


5.    Thư viện Bodleian, Đại học Oxford, Anh Quốc


Thư viện Bodleian được thành lập năm 1602, là thư viện nghiên cứu chính của toàn bộ hệ thống các trường thuộc Đại học Oxford. Đây cũng là một trong những thư viện lâu đời nhất ở châu Âu.

Thư viện sở hữu một số lượng lớn những cuốn sách quý hiếm nhất thế giới. Tại đây, các sinh viên có thể được đọc bản gốc các tác phẩm văn học kinh điển của William Shakespeare, Kinh Thánh Gutenberg hay những cuốn sách kinh tế nổi tiếng của doanh nhân Adam Smith…


Thư viện Bodleian có số lượng sách lên tới 11 triệu mục sách,tổng số chiều dài của các kệ sách lên tới 120 dặm (khoảng 192 km) đặt trong 29 phòng đọc sách và 2.490 bàn đọc. Số lượng thủ thư của thư viện này cũng lên tới 400 người.The Radcliffe Camera building was built in the 18th century and serves as a reading room for the Bodleian Library. Photograph: Bodleian Libraries, University of Oxford.


Kiến trúc tuyệt vời của thư viện làm xiêu lòng những nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới và thu hút nhiều nhà làm phim. Thư viện Bodleian là địa điểm quen thuộc để quay phim, những tập đầu của loạt phim Harry Potter được quay tại đây. Trong phim, Thư viện Duke Humfrey của trường Hogwarts chính là Bodleian. Ngoài ra, những bộ phim nổi tiếng như Sherlock Holmes, Vĩ cầm đỏ… cũng được quay tại đây.


thuvienuc


The Radcliffe Camera building was built in the 18th century and serves as a reading room for the Bodleian Library.


Photograph: Bodleian Libraries, University of Oxford


6.    Thư viện Đại học Công nghệ Queensland, Úc


Úc được mệnh danh là đất nước hạnh phúc nhất thế giới. Không phải tự nhiên mà Úc được đánh giá như thế, mọi thứ tại Úc đều được đầu tư với tầm nhìn dài hạn. Giáo dục đại học là lĩnh vực nhận được nhiều đầu tư nhất, thư viện đại học luôn được chú trọng vì sự lên ngôi của điện tử đang làm lu mờ thói quen đọc sách trên bản in như thời quá khứ.Thư viện Đại học Công nghệ Queensland là một trong những thư viện tích hợp nhiều công cụ số vào việc đọc và học.

In điện tử và phát triển thể chế truy cập kho lưu trữ mở của trường đại học là một ưu tiên trong 10 năm qua. Trong năm 2013, thư viện tổ chức 10mdownloads. Với 97% tải đến từ bên ngoài nước Úc, thư viện có thể khẳng định rằng các kho lưu trữ đã thành công trong việc mở cửa nghiên cứu của trường đại học trên thế giới.


 


thuvienyang


Refurbished Kelvin Grove Library at Queensland University of Technology.


Photograph: Queensland University of Technology library


7.    Thư viện đại học Công nghệ Nanyang


Vinh dự góp mặt trong top 7 thư viện của tương lai là một thư viện đến từ Châu Á, Thư viện đại học Công nghệ Nanyang-Một trong số hiếm hoi những trường Đại học ở Châu Á lọt vào top 100 trường đại học hàng đầu thế giới những năm gần đây của Time Higher Education.

Singapore được mệnh danh là con rồng của Châu Á.Đất nước này phát triển rất mạnh ngành giáo dục. Các phương tiện hỗ trợ như sách, cơ sở vật chất và đặc biệt là thư viện được quan tâm rất nhiều. Trước xu thế số hóa, các thư viện tại quốc đảo Sư Tử cũng không thể đứng ngoài cuộc. Đại học Nanyang là trường tiên phong trong công cuộc đổi mới ngành thư viện, tất cả chúng đều được Nanyang số hóa thành các ebook hay mã nguồn mở, giúp người dùng có thể truy cập thông qua internet. Đặt biệt việc ứng dụng social media (truyền thông xã hội) vào phát triển thư viện là một bước tiến đáng nể của Nanyang, điều này làm cho sinh viên và học giả trở nên thích thú vì bài viết của mình được nhiều người biết đến hơn.


 


thuvienyangchuan


Lee Wee Nam library at Nanyang Technological University, Singapore.


Photograph: Nanyang Technological University


7 hình mẫu thư viện với 7 dáng dấp và kiến trúc khác nhau, nhưng điểm chung giữa chúng là luôn tự làm mới mình để không bị bỏ lại phía sau trên dòng chảy công nghệ số. Dù có như thế nào thì thư viện vẫn là môi trường tốt nhất cho sinh viên, vì đơn giản thư viện là nơi không chỉ để học mà còn là nơi giúp bạn thăng hoa với nhiều ý tưởng sáng tạo, nơi động lực được thắp lên, và nơi xóa bỏ đi những buồn phiền. Du học Anh, Úc hay bất kì đâu không quan trọng mà điều cần quan tâm là nơi bạn đến có thể luôn đổi mới để phù hợp với thời đại như các thư viện ở trên hay không. Đấy là điều mà VSE muốn nhấn mạnh thông qua bài viết này!


Công ty du học VSE chuyên tư vấn Du Hoc Anh , Du hoc Singapore


Mọi thông tin về Du học Anh, Úc, Thụy Sỹ , Mỹ , Singapore xin vui lòng liên hệ với Công Ty du học VSE


Add: 43 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội


Tel: (+844) 3 941 3782


Hotline: 090 961 0984


Hãy để chúng tôi giúp bạn tỏa sáng trong tương lai !


Minh Việt – Công ty tư vấn du học VSE


Source: theguardian



7 bức chân dung Thư Viện Đại Học của tương lai

0 nhận xét:

Đăng nhận xét